Giá gốc là: 15.000 ₫.Giá hiện tại là: 12.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 38.000 ₫.Giá hiện tại là: 35.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 15.000 ₫.Giá hiện tại là: 12.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 28.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Giá gốc là: 45.000 ₫.Giá hiện tại là: 36.000 ₫.
Giá gốc là: 150.000 ₫.Giá hiện tại là: 120.000 ₫.
Giá gốc là: 84.000 ₫.Giá hiện tại là: 75.000 ₫.
Giá gốc là: 280.000 ₫.Giá hiện tại là: 250.000 ₫.
Giá gốc là: 84.000 ₫.Giá hiện tại là: 75.000 ₫.
Giá gốc là: 280.000 ₫.Giá hiện tại là: 250.000 ₫.
Giá gốc là: 84.000 ₫.Giá hiện tại là: 75.000 ₫.
Giá gốc là: 280.000 ₫.Giá hiện tại là: 250.000 ₫.
Giá gốc là: 114.000 ₫.Giá hiện tại là: 105.000 ₫.
Giá gốc là: 380.000 ₫.Giá hiện tại là: 350.000 ₫.

Nếu bạn mới tìm hiểu cách trồng nấm tại nhà thì mình tin bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn như “Phôi nấm là gì? Trồng nấm tại nhà có khó không? Giá phôi nấm bao nhiêu? Mua phôi nấm ở đâu uy tín?” Tất cả sẽ được Trại nấm Chín Thạch sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi!

Phôi nấm là gì?

Phôi nấm là gì? Có bao nhiêu loại phôi nấm và cách làm phôi nấm như thế nào?
Phôi nấm tại Trại nấm Chín Thạch

Phôi nấm là một môi trường sống giàu các chất dinh dưỡng được con người tạo ra để nấm có thể sinh trưởng và phát triển. Phôi nấm được làm từ các nguyên liệu như mùn cưa, rơm rạ, bã mía,… đã qua xử lý.

Tùy thuộc vào chủng loại nấm mà người ta sẽ phối trộn các nguyên liệu khác nhau. Ví dụ, phôi nấm bào ngư thường được làm từ mùn cưa, rơm rạ, cám gạo,… phôi nấm rơm thường được làm từ rơm, rạ, trấu, mạt cưa, cám…

Phôi nấm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của nấm. Vì vậy, việc sản xuất phôi cần được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo chất lượng.

Có bao nhiêu loại phôi nấm?

Có mấy loại phôi nấm? Cách phân biệt như thế nào?
Có 2 loại phôi: Phôi nấm ăn và phôi nấm dược liệu

Có rất nhiều loại phôi như phôi nấm bào ngư, phôi nấm rơm, phôi nấm linh chi,… nhưng để cho gọn và dễ hình dung, chúng ta sẽ chia các loại phôi nấm dựa vào đặc điểm và mục đích sử dụng quả thể thu hoạch từ phôi nấm đó.

Nếu dựa theo phân loại trên thì ta sẽ có 2 loạiPhôi nấm thực phẩmPhôi nấm dược liệu.

Phôi nấm thực phẩm

Các loại phôi nấm cho quả thể dùng làm thực phẩm nấu ăn hàng ngày như:

  • Phôi nấm bào ngư/ sò
  • Nấm Hoàng Kim
  • Phôi nấm rơm
  • Nấm mối đen

Phôi nấm dược liệu

Các loại phôi nấm cho quả thể dùng làm dược liệu sử dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Đông trùng hạ thảo
  • Phôi nấm linh chi
  • Nấm vân chi
  • Phôi nấm hầu thủ

Cách làm từng loại phôi nấm như thế nào?

Các bước cơ bản làm phôi nấm?
5 bước cơ bản để làm phôi nấm

Do có rất nhiều loại phôi với cách phối trộn các nguyên liệu khác nhau nên mình sẽ chỉ đi cụ thể các công đoạn để áp dụng vào sản xuất các loại phôi phổ biến hiện nay như nấm linh chi, nấm sò, nấm bào ngư,…

Phối trộn nguyên liệu

Nguyên liệu chính là mùn cưa của các loại cây như cao su, mít, tràm… đem trộn với các nguyên liệu phụ khác như vôi, cám bắp, bột nhẹ… rồi tưới nước và trộn đều, cuối cùng là đem ủ từ vài tiếng đến 1 hoặc 2 ngày. Sau đó đem ra sàng lọc để loại bỏ các tạp chất di vật.

Đóng nguyên liệu vào bịch

Tiếp theo thì bắt đầu đóng nguyên liệu vào các bịch ni lông. Bịch phôi sau khi đóng nặng tầm 1,1 – 1,2kg. Nguyên liệu được nén trong bịch nên ở mức độ vừa phải, không nên nén chặt quá vì sau đó mình nhét bông lại ngay cổ bịch nữa.

Dùng hơi nước hấp khử trùng phôi nấm

Để loại bỏ các vi sinh vật gây hại cho nấm, chúng ta sẽ tiến hành hấp khử trùng phôi nấm bằng hơi nước. Ngoài ra, quá trình này còn giúp chuyển hóa hỗn hợp nguyên liệu trong bịch phôi thành chất dinh dưỡng nuôi tơ nấm phát triển.

Thời gian hấp khử trùng bằng hơi nước thường kéo dài từ 10 – 12 tiếng. Sau khi hấp khử trùng xong, cần để nguội để chuẩn bị cấy meo giống vào phôi.

Cấy meo giống vào phôi nấm

Phôi sau khi để nguội sẽ tiến hành cấy meo giống vào, nhớ là bịch không được nóng nếu không cấy vào sẽ chết meo và cũng không được để bịch trên 2 ngày vì lúc đó cấy meo vào sẽ làm ảnh hưởng quá trình kéo tơ rất nhiều.

Ủ bịch phôi nấm

Sau khi cấy meo giống vào bịch phôi xong thì mang đi ủ khoảng 30 ngày. Nơi ủ phôi cần thông thoáng, kín gió, không quá nóng hoặc quá lạnh.

30 ngày sau thì tiến hành chuyển phôi vào trại chính để bắt đầu quá trình chăm sóc khoảng 45 ngày (đối với phôi dài ngày) cho tơ nấm chạy khắp bịch phôi, chuẩn bị cho quá trình chăm sóc phôi để ra thành phẩm.

Nếu vẫn còn thắc mắc, các bạn có thể xem thêm Cách làm phôi nấm: Tìm hiểu quy trình làm phôi nấm chất lượng nha!

Ai nên bắt đầu trồng phôi nấm tại nhà?

Ai nên trồng nấm tại nhà?
Chị Phượng vui vẻ cùng con trai bên “trai nấm” bào ngư xám

Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trồng nấm tại nhà cũng là một cách đơn giản để có được những cây nấm tươi ngon, sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.

Vậy ai nên bắt đầu trồng phôi nấm tại nhà?

Người yêu thích trải nghiệm trồng và thu hoạch nấm

Nếu bạn là một người thích ăn nấm, thì việc trồng nấm tại nhà là một cách tuyệt vời để bạn có thể tự tay thu hái và thưởng thức những cây nấm tươi ngon, chất lượng cao ngay tại nhà của mình.

Bạn có thể lựa chọn trồng các loại nấm khác nhau, tùy theo sở thích của mình. Mỗi loại nấm sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau. Bạn sẽ được trải qua từng giai đoạn từ lúc tơ nấm bắt đầu chạy đến lúc hình thành quả thể rồi cách thu hoạch nấm nữa.

Bên cạnh đó bạn có thể sẽ gặp phải trường hợp phôi nấm bị nhiễm bệnh, hư hại….và bạn sẽ phải tìm cách xử lý kịp thời để khắc phục hậu quả.

Tất cả những điều đó chắc chắn sẽ là 1 trải nghiệm đầy thú vị đối với bạn.

Người có sở thích ăn chay

Ăn chay hiện đang là xu hướng khá hot, rất nhiều người lựa chọn ăn chay vì những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại.

Nấm lại là nguồn thực phẩm thơm ngon, chế biến được đa dạng món ăn lại giàu dinh dưỡng, dễ trồng nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Trồng nấm tại nhà cũng là cách chúng ta chủ động được nguồn thực phẩm có độ tươi ngon và an toàn của nấm nữa. Ngoài ra, trải nghiệm trồng nấm tại nhà cũng rất thú vị, rất đáng để thử.

Người muốn tiết kiệm chi phí

Nấm là một loại thực phẩm có giá thành khá cao, đặc biệt là các loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao như nấm đông cô, nấm tuyết, nấm bào ngư,… Do đó, nếu bạn là một người muốn tiết kiệm chi phí, thì trồng nấm tại nhà là một lựa chọn tuyệt vời.

Trồng nấm tại nhà có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí theo hai cách:

  • Tiết kiệm chi phí mua nấm: So với việc mua nấm ở chợ hoặc siêu thị, trồng nấm tại nhà chắc chắn giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Chỉ cần bịch phôi và một vài vật dụng khác như kệ, thùng xốp, rổ… là bạn có thể bắt đầu trồng nấm tại nhà được rồi.
  • Tăng năng suất: Nếu bạn đã có kinh nghiệm chăm sóc thì việc phôi nấm có thể thu hoạch 5 – 7 lần là chuyện quá bình thường. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí mua phôi nấm cũng như nấm ăn.

Người có nhiều thời gian rảnh, muốn có thêm một thú vui và tăng thu nhập

Trồng nấm tại nhà là một hoạt động thú vị và phù hợp với những người có nhiều thời gian rảnh, muốn kiếm thêm đồng ra đồng vào tiêu xài. Quá trình trồng nấm giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Đây là một số lý do những người có nhiều thời gian rảnh nên trồng nấm tại nhà:

  • Thoải mái lựa chọn loại nấm mình yêu thích, tự thiết kế không gian trồng và chăm sóc cây nấm theo cách riêng của mình.
  • Mang lại cảm giác thư giãn vì quá trình trồng nấm khá đơn giản, nấm dễ phát triển giúp người trồng có cảm giác thích thú.
  • Giúp bạn học hỏi, tích lũy kiến thức và trải nghiệm theo thời gian.
  • Tăng thu nhập khi thu hoạch và bán nấm. Nấm tự trồng tươi ngon nên bán giá sẽ khá tốt, ăn lại ngon nữa.

Tại sao nên trồng nấm tại nhà?

Tại sao nên trồng nấm tại nhà?
Trồng nấm tại nhà là trải nghiệm cực vui và thú vị

Trồng nấm tại nhà là một thú vui điền viên khi rảnh rỗi, mang lại nhiều lợi ích cho người trồng. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề cần lưu ý.

Ưu điểm của việc trồng nấm tại nhà

  • Tiết kiệm chi phí: Chắc chắn một điều là chi phí trồng nấm sẽ rẻ hơn. Trồng nấm tại nhà giúp người trồng có thể tự cung cấp nấm cho gia đình, vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí.
  • Tự chủ được nguồn nấm: Trồng nấm tại nhà giúp người trồng tự chủ được nguồn nấm. Người trồng có thể lựa chọn loại nấm mình yêu thích, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Ngoài ra, người trồng cũng có thể kiểm soát được chất lượng nấm, đảm bảo nấm được trồng an toàn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Giải trí, thư giãn: Trồng nấm tại nhà là một hoạt động thú vị, giúp người trồng giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Trồng nấm cũng là một cách để người trồng gắn kết với thiên nhiên, học hỏi thêm về kiến thức nông nghiệp.

Nhược điểm trồng nấm tại nhà

  • Hiểu biết về kỹ thuật: Mỗi loại nấm sẽ có cách trồng khác nhau nên đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu, học hỏi trước khi bắt đầu. Nếu không có kỹ thuật, nấm có thể phát triển không được như ý, thậm chí bị hư hỏng.
  • Tốn thời gian và công sức: Từ khi ủ phôi nấm đến khi thu hoạch nấm thường mất khoảng 2-3 tháng. Nếu trường hợp bạn mua phôi đã chạy tơ sẵn thì cũng tốn công tưới nước, chăm sóc tầm 10 ngày mới thu hoạch được nấm.
  • Tốn tiền đầu tư ban đầu: Trồng nấm tại nhà cần bỏ ra một ít tiền ban đầu để mua phôi nấm, kệ hoặc thùng xốp,…

Cách trồng, thu hoạch và vệ sinh phôi nấm tại nhà đơn giản dễ làm

cách trồng phôi nấm tại nhà
Trồng và thu hoạch nấm sạch tại nhà

Dưới đây là 6 bước cơ bản để tiến hành trồng nấm tại nhà mà cụ thể trong bài viết này sẽ là phôi nấm bào ngư, mọi người xem qua có thắc mắc đừng ngại liên hệ với mình để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Bước 1: Khi đem phôi về nên để phôi nghỉ tầm 5 ngày ở khu vực thoáng mát, khoan tưới nước ngay, việc này giúp cho phôi nấm hồi phục sau quá trình vận chuyển, để tránh làm yếu bịch phôi.

Bước 2: Sau thời gian nghỉ thì bạn có thể mở nắp và tưới nước lên phôi nấm được rồi.

Dưới đây là 2 cách tưới phôi ở 2 điều kiện mở nắp và đóng nắp:

  • Khi phôi chưa mở nắp, bạn có thể tưới trực tiếp nước lạnh lên phôi trong vài phút để tạo độ mát mẻ cho phôi nấm.
  • Khi phôi đã mở nắp bạn nên dùng bình xịt phun sương để tưới lên trên bịch phôi nấm, chỉ phun sương xung quanh bịch phôi vài hôm cho đến khi có nấm chui ra.

Lưu ý: Nắng nóng thì có thể tưới nhiều hơn so với bình thường một chút còn lúc trời mát mẻ, độ ẩm cao thì tưới tầm 1-2 lần là được. Mẹo hay để giữ ẩm cho phôi là bạn lấy giấy ăn nhúng nước rồi để lên thân phôi để giữ được ẩm nhé.

Bước 3: Tưới liên tục tầm 5 ngày thì bắt đầu hái nấm, lụa tai nấm to từ 5-8cm thì hái, còn chưa đạt thì để đó tưới nước tiếp đến khi đạt thì hái luôn.

Khi thu hoạch thì nên hái cả cụm nấm, cách thao tác thì bạn giữ tay ngay thân nấm sát cổ phôi và lắc qua lắc lại nhẹ với một lực kéo nhẹ ra, như vậy khi hái cả chùm nấm ra sẽ kéo được phần gốc ra theo, cổ phôi cũng sẽ sạch gốc cũ.

Bước 4: Nếu vẫn còn sót chân nấm thì hãy lấy cái đuôi của cái muỗng canh cạo sạch phần gốc nấm dư là được. Trường hợp vệ sinh không được sạch thì phôi nấm rất dễ bị mốc xanh, chỉ có nước bỏ luôn để tránh lây lan cho các phôi khác.

Khi vệ sinh gốc nấm thì không nên cạy sâu quá ăn vào trong phần mùn cưa, bạn chỉ vệ sinh sạch phần gốc sót lại là được.

Bước 5: Vệ sinh xong thì để tầm nửa ngày cho khô cổ nấm, sau đó đóng nắp lại và tiếp tục đợi 10 – 15 ngày sau đó quay lại tưới nấm như bước 2 là được. Lặp lại bước 2 cho đến khi bịch phôi bị hư hoặc nấm không ra nữa.

Bước 6: Nấm Bào Ngư sau khi đã hái xong, nên sơ chế cắt gốc và bỏ ngay vô túi hoặc hộp đậy rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh nhà mình nhé. Việc này sẽ giúp nấm được bảo quán tốt hơn, tai nấm sẽ luôn tươi ngon như mới hái.

Xem thêm Cách trồng nấm bào ngư tại nhà: Hướng dẫn từ A – Z cho người mới để biết cách chọn phôi nấm, không gian trồng nấm đạt năng suất cao nhé!

Một số bệnh thường gặp trên phôi nấm

Một số bệnh phổ biến thường gặp trên phôi nấm
2 loại bệnh phổ biến thường gặp trên phôi nấm bào ngư

Có khoảng 20 loại bệnh trên phôi nấm bào ngư. Tuy nhiên, trong bài viết này mình chỉ đề cập 2 loại bệnh phổ biến và thường thấy nhất ở bịch phôi nấm là Phôi nấm bị mốc xanh, Phôi nấm bị vàng và đen đầu.

Phôi nấm bị mốc xanh

Dấu hiệu nhận biết: Phôi nấm bào ngư bị mốc xanh ở cổ phôi trong quá trình đang cho nấm.

Nguyên nhân:

  • Vệ sinh cổ phôi ở lần thu hoạch trước chưa được kỹ.
  • Do rút bông sớm khi chưa ủ tơ xong làm yếu bịch phôi.
  • Bịch tuột pH do nước tưới, dễ nhiễm khuẩn.
  • Tưới nước vào trong cổ phôi quá nhiều.
  • Nhiệt độ môi trường nóng hầm.

Cách khắc phục: 

  • Hái nấm đúng cách và vệ sinh cổ phôi sạch sẽ, để khô trước khi đóng nắp lại.
  • Rút bông đúng ngày.
  • Mua giấy quỳ tím về kiểm tra pH nước tưới, trung bình ở mức 7 – 8 đây cũng là môi trường mốc xanh khó phát triển. Nếu pH xuống mức 5 – 6.5 sẽ là điều kiện lý tưởng để mốc xanh phát triển.
  • Cố gắng đừng để nước vào cổ phôi, lưu ý sau khi vệ sinh phôi xong nếu ở cổ vẫn còn ướt thì nên để nửa buổi cho khô rồi hãy đóng nắp.
  • Giảm nhiệt độ trại bằng cách tưới nền và tưới phun sương lên bịch.

Bịch phôi nấm bị vàng và đen đầu

Dấu hiệu nhận biết: Đầu bịch phôi bị đen, xung quanh thân phôi chuyển sang màu vàng rõ rệt có thể nhận biết bằng mắt thường.

Nguyên nhân: Do người trồng nấm ép bịch nấm ra sớm để thu nấm lẹ trong khi bịch phôi chưa chạy tơ đủ ngày hoặc thời tiết không phù hợp, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của cả phôi lẫn nấm.

Khắc phục:

  • Rút bông đúng và đủ ngày, trung bình 60 ngày đối với giống bào ngư dài ngày, 35 ngày đối với giống ngắn ngày. Không tưới nước khi chưa rút bông.
  • Do meo giống không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng phôi kém. Cần chọn giống cẩn thận và áp dụng đúng kỹ thuật trước khi nhân giống.

Xem thêm 16 bệnh thường gặp trên nấm bào ngư và cách khắc phục mới nhất để tìm tích lũy thêm kiến thức, lỡ phôi có dính bệnh mình cũng kịp thời theo dõi và xử lý.

Mua phôi nấm uy tín ở đâu?

Mua phôi nấm uy tín ở đâu?
Các loại phôi nấm phổ biến

Phôi nấm là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của nấm. Phôi tốt, nấm phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và ngược lại, phôi chất lượng kém sẽ khiến nấm bị bệnh, chậm phát triển và cho năng suất thấp.

Do đó, việc lựa chọn địa điểm mua phôi nấm uy tín là rất quan trọng. Một địa điểm uy tín cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Nguyên liệu làm phôi phải sạch, không nhiễm tạp chất.
  • Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo phôi nấm được khử trùng tốt và không nhiễm bệnh.
  • Đội ngũ cần phải nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.

Trại nấm Chín Thạch hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí trên, đồng thời cũng là đơn vị cung ứng phôi nấm cho các gia đình và nông trại nuôi trồng nấm nhỏ, lẻ ở nhiều địa phương.

Mọi thông tin liên hệ các bạn có thể xem bên dưới nhé:

TRẠI NẤM CHÍN THẠCH

  • Địa chỉ HCM: 101/5 Tổ 102 ấp Tam Đông, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TPHCM
  • Hotline: 0933 140 071
  • Bản đồ chỉ đường : Trại Nấm Chín Thạch

Phôi nấm trồng tại nhà giá bao nhiêu?

Phôi nấm trồng tại nhà giá bao nhiêu?
Các loại phôi nấm phù hợp trồng tại nhà

Tùy theo chủng loại phôi mà giá thành cũng sẽ khác nhau, các bạn có thể tham khảo ở danh mục sản phẩm ở phía trên đó.

Nếu các bạn có nhu cầu giá sỉ với số lượng lớn để trồng cứ liên hệ trại mình để có giá tốt hơn.

Phản hồi của khách hàng về chất lượng phôi nấm tại Trại nấm Chín Thạch

Dưới đây là phản hồi của khách hàng sau khi mua phôi nấm của mình về trồng, thông tin sẽ cập nhật thường xuyên ở đây luôn.