Nếu bạn đang trồng nấm và đang chuẩn bị thu hoạch đợt nấm đầu tiên thì bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn cách thu hoạch nấm Bào Ngư Xám đúng chuẩn và cách vệ sinh cổ bịch phôi sau thu hoạch để đảm bảo cho các lần ra nấm tiếp sau có sản lượng cao.
Cách trồng nấm bào ngư xám đơn giản
Nấm bào ngư xám được biết đến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nấm rất dễ trồng và được tiêu thụ rộng rãi, do vậy nghề trồng nấm bào ngư ngày càng phổ biến rộng rãi ở nhiều địa phương. Dưới đây là cách trồng nấm bào ngư xám siêu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Chọn bịch phôi nấm bào ngư
Để bắt đầu, bạn cần tìm mua các bịch phôi đã được đóng bịch sẵn. Bịch phôi nấm là các túi nguyên liệu đã được cấy meo. Trại Nấm Chín Thạch là đơn vị cung cấp Phôi Nấm Bào Ngư Xám uy tín, giá rẻ được nhiều bạn tin dùng mua về trồng.
Phôi nấm bào ngư xám bên trại mình đã được ủ tơ sẵn nên sau khi mua về chỉ cần tưới nước chừng 10 ngày là sẽ có nấm ăn, hết sức tiện lợi cho người mới bắt đầu trồng nấm. Thiệt, chưa bao giờ việc trồng nấm lại đơn giản đến thế luôn.
Không gian trồng nấm bào ngư
Nấm bào ngư xám không quá kén không gian, chỉ cần môi trường thông thoáng, đủ độ ẩm, có ánh sáng tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh mưa tạt hoặc gió lùa là được.
Có thể tận dụng chân cầu thang, khoảng trống nơi để xe… hoặc nơi nào đó thông thoáng, sạch sẽ để trồng nấm, Tránh đặt phôi ở ban công, sân thượng, cửa sổ hay các vị trí ngoài trời vì dễ làm hỏng phôi và nấm.
Ngoài ra cũng tránh đặt phôi nấm ở phòng ngủ, phòng khách nơi mà chúng ta thường xuyên ngồi xem tivi hay ngủ, vì bào tử nấm phát tán ra sẽ không tốt cho hệ hô hấp khi hít phải.
Sắp xếp các bịch phôi nấm bào ngư
Nên đặt phôi xếp chồng lên nhau để tiết kiệm không gian đồng thời cũng tiện cho việc chăm sóc. Lưu ý là cho cổ phôi hơi chúi nhẹ xuống để khi tưới nước thì nước không bị đọng lại gây hư phôi hoặc mốc xanh.
Chăm sóc bịch phôi nấm bào ngư
Cách tưới phôi nấm khá đơn giản, lưu ý một điều là chỉ được tưới bên ngoài và chung quanh phôi thôi, không tưới trực tiếp vào miệng phôi nhé, dưới đây gồm 2 cách tưới phôi ở 2 điều kiện mở nắp và đóng nắp.
- Khi phôi nấm chưa được mở nắp, bạn có thể xịt trực tiếp nước lạnh lên phôi trong vài phút để tạo độ mát mẻ cho phôi nấm.
- Khi phôi nấm đã được mở nắp bạn chỉ nên dùng một bình xịt phun sương để tưới lên trên bịch phôi nấm, tưới theo hướng từ trên xuống hoặc xéo xéo một chút, chỉ tưới phun sương chung quanh môi trường trong vài hôm cho đến khi có nấm chui ra.
Mỗi ngày, nếu thời tiết nóng thì nên tưới 4 – 5 lần còn lúc thời tiết bình thường thì chỉ cần tưới 1 – 2 lần là đủ, không tưới vào ban đêm.
Mẹo hay đễ giữ ẩm cho phôi nấm là bạn lấy một cái khăn vải xong nhúng nước, vắt nhẹ để xả bớt nước và đặt lên thân phôi để giữ ẩm nhé.
Trên đây là cách trồng nấm bào ngư xám, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách thu hoạch nấm bào ngư xám xem sao nha.
Cách thu hoạch nấm Bào Ngư Xám đúng chuẩn
Dưới đây là cách thu hoạch nấm Bào Ngư Xám đúng chuẩn và cách vệ sinh cổ bịch phôi sau thu hoạch để đảm bảo cho các lần ra nấm tiếp sau có sản lượng cao.
Không nên để nấm quá to và nhiều mới thu hoạch
Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là khi tai nấm đã mọc ra cách miệng túi phôi tầm 5-7cm và kích thước nấm tầm 2 ngón tay.
Vì mỗi bịch phôi nấm có trọng lượng 1.1 – 1.2 kg đã bao gồm dinh dưỡng cho nhiều đợt trồng liên tiếp nên nếu bạn để nấm có kích thước to, dài mới thu hoạch thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phôi nấm cho các đợt sau và sản lượng sau đó sẽ thấp hơn nhiều.
Thêm nữa là nếu bạn để tai nấm to quá thì nấm sẽ dai, không ngon nữa. Nên thu hoạch nấm tại thời điểm phù hợp sẽ giúp tai nấm dày và chắc thịt hơn.
Thu hoạch nấm Bào Ngư lấy hết gốc, không để sót lại phần chân nấm
Nấm Bào Ngư khi đến lúc thu hoạch thường sẽ là một cụm tai nấm lớn. Bạn cần chú ý để thu hoạch đầy đủ cả cụm nấm nhé, tất nhiên là bao gồm của phần chân nấm luôn.
Thông thường khi chưa quen, bạn rất dễ làm gãy thân nấm ở phần cổ bịch và bị sót phần gốc nấm bên trong, ảnh hưởng không tốt đến đợt ra nấm tiếp theo. Tốt nhất là nên làm theo các bước bên dưới:
- Bước 1: Cầm vào phần cổ bịch, tóm gọn cụm nấm trong lòng bàn tay. Lưu ý không bóp quá chặt vì dễ làm gãy nấm.
- Bước 2: Lay nhẹ nhàng cả cụm nấm và cổ bịch lên xuống theo chiều dọc. Nếu nấm chưa đứt thì lay theo chiều ngang. Khi nào cảm nhận gốc nấm đã đứt thì dừng lại. Không nên rút thẳng ra vì nấm sẽ bị đứt phần gốc bên trong cổ bịch.
- Bước 3: Rút cả cụm nấm ra bao gồm cả phần gốc nấm.
Vệ sinh cổ bịch phôi sau khi thu hoạch nấm
Sau khi thu hoạch nấm xong sẽ có một phần gốc nấm hoặc một số nấm nhỏ chưa phát triển còn sót lại. Bạn cần lấy hết những phần này ra nhé! Các gốc nấm nếu còn sót lại sẽ bị thối nhũn trong bịch, gây mốc và kéo sâu bọ tới làm hư phôi nấm.
Cách làm:
Bạn dùng muỗng canh inox (nên chọn loại muỗng nào mỏng và nhẹ thôi) đã được khử trùng sạch, đưa phần đuôi muỗng vào trong cổ bịch xoay một vòng tròn quanh cổ bịch. Sau đó khều nhẹ hoặc cậy nhẹ các gốc nấm còn sót ra.
Lưu ý:
- Không khoét sâu vào phần mùn cưa trong quá trình vệ sinh. Chỉ cần lấy ra phần gốc nấm và các tai nấm nhỏ còn sót lại là được.
- Đóng nắp ngay sau khi vệ sinh cổ bịch để tránh sâu bọ chui vào phá.
Trên đây là một số kinh nghiệm bên mình chia sẻ đến bạn để có thể thu hoạch nấm Bào Ngư tại nhà tốt nhất.
Với phôi nấm mua tại Trại Nấm Chín Thạch, sau khi thu hoạch lần đầu, bạn vẫn có thể tiếp tục tưới nước làm ẩm và chờ nấm ra tiếp những đợt sau nhé!