Nấm sò là gì? 4 Lưu ý khi dùng nấm sò mà nhiều người bỏ qua

Nấm sò là loại thực phẩm bổ dưỡng rất được ưa chuộng ở nước ta. Bài viết dưới đây, Trại nấm Chín Thạch sẽ cung cấp thêm thông tin để bà con hiểu rõ hơn về nấm sò, mời bà con theo dõi!

Nấm sò là gì? Đặc điểm của nấm sò

Theo Wikipedia, Nấm sò là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Được trồng lần đầu ở Đức để làm thức ăn trong thế chiến I, đến năm 1970 thì nấm sò mới được nuôi trồng đại trà khắp thế giới.

nấm sò
Nấm sò chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm cholesterol

Trong tự nhiên thì nấm sò mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu, mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. Sinh trưởng rất tốt ở môi trường mùn, rơm rạ,… Chúng có hình dạng phễu lệch, mũ nấm xòe ra, chóp nấm lõm nhẹ. Mũ nấm có phần bề mặt nhẵn bóng, màu xám hoặc nâu sẫm, trắng nhạt, dưới mũ nấm có lớp tơ mỏng.

Đây được xem là một nấm dược liệu do nó có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm cholesterol. Với vị ngọt và mùi thơm đặc trưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, Nấm sò là một trong những loại nấm rất phổ biến và được ưa chuộng trong nhiều món ăn khác nhau.

Nấm sò có mấy loại?

Nấm sò có 2 loại là SÒ TRẮNG và SÒ XÁM. Cách phân biệt thì khá đơn giản, bà con chỉ cần nhìn vào màu sắc ở mũ nấm, loại có mũ màu xám chính là Nấm Sò Xám, còn loại màu trắng thường được gọi là Nấm Sò Trắng.

Nấm sò trắng và nấm sò xám
Nấm sò trắng và nấm sò xám

Nấm sò được trồng ở đâu?

Như đã nói ở trên, trong tự nhiên thì nấm sò mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu, mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang.

Ở các nông trại trồng nấm tại Việt Nam và Trại nấm Chín Thạch thì Nấm sò được trồng trong các bịch phôi gồm gỗ mùn cưa cao su trộn với nhiều thành phần dinh dưỡng khác và được cấy meo nấm sò vào trong.

Nấm sò trắng
Nấm sò trắng

Bên mình có cung cấp phôi nấm bào ngư trồng tại nhà, bà con muốn mua trồng cho vui thì có thể liên hệ Hotline 0933 140071 để đặt phôi nha.

Phôi nấm bên trại là loại đã được ủ tơ sẵn nên sau khi mua về chỉ cần tưới nước chừng 10 ngày là sẽ có nấm ăn. Việc trồng nấm sẽ đơn giản hơn nhiều đó. Ngoài ra bên trại mình cũng cam kết hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc sau khi mua đến khi thu tai nấm cuối cùng.

Trồng nấm sò có khó không?

Đây là câu hỏi khá khó để trả lời, nó phụ thuộc vào việc là bà con cần chịu khó và có tâm, chịu tìm hiểu học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trồng nấm sò thì dần sẽ thấy dễ hơn.

Bà con cũng có thể tham khảo: Cách trồng nấm bào ngư tại nhà: Hướng dẫn từ A – Z cho người mới

Nấm sò ưa khí hậu mát mẻ nên tốt nhất phải luôn giữ trại nấm ở nhiệt độ đủ mát và độ ẩm ổn định. Bởi chỉ cần hơi nóng hoặc hơi lạnh quá, độ ẩm thấp quá là nấm không ra hoặc năng suất rất kém.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của nấm sò đối với sức khỏe

Nấm sò giàu protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng protein có trong nấm sò cao gấp 4 lần so với các loại rau thông thường, hàm lượng vitamin C cao, vitamin D, vitamin B và các loại khoáng chất quý hiếm mà các loại thực phẩm khác không có.

Giá trị dinh dưỡng của nấm sò
Nấm sò làm được rất nhiều món ngon, bổ dưỡng

Nấm rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Nấm không có chất béo, không cholesterol, ít calo. Sử dụng nấm mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm:

  • Giảm hàm lượng cholesterol: Cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xơ vữa động mạch. Nghiên cứu từ các nhà khoa học hàng đầu cho thấy các chất xơ trong nấm giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
  • Ổn định lượng đường trong máu: lượng insulin trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Vitamin D giúp giảm viêm và tăng độ nhạy của insulin, nấm lại chứa nhiều vitamin D có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin C và vitamin D có trong nấm giúp tái tạo các tế bào khỏe mạnh và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Cải thiện các vấn đề về da: Vitamin B3 có trong nấm giúp giảm các cơn bùng phát, viêm da, mẩn đỏ và kích ứng.
  • Chống lão hóa: các chất oxy hóa có trong nấm giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa.

2 món ngon phổ biến được chế từ nấm sò

Nấm sò là một loại thực phẩm khá rẻ lại thông dụng nên được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Loại nấm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như xào, nấu, chiên, nhúng lẩu, … rất ngon và bổ dưỡng.

Nấm sò xào sả ớt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nấm sò trắng: khoảng 500g
  • Sa tế
  • 2 trái ớt chuông
  • 3 nhánh xả
  • 1 củ hành tím
  • Gia vị cần thiết như muối, hạt nêm, tiêu…

Cách chế biến:

Bước 1: Nấm sơ chế bỏ gốc rồi ngâm với nước muối vài phút rồi rửa sạch, vớt nấm ra để ráo nước. Lưu ý không rửa quá kỹ dễ làm nấm bị nát.

Bước 2: Băm nhuyễn sả, ớt và hành tím. Ớt chuông thái lát vừa ăn hoặc kiểu hạt lựu tùy sở thích.

Bước 3: Cho chảo lên bếp với một chút dầu ăn rồi đun nóng. Cho sả, ớt và hành băm vào phi cho thơm rồi cho ớt chuông đã thái vào xào đều tay.

Bước 4: Khi ớt chuông gần chín, cho nấm vào xào cùng rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Xào nấm cho chín đều, rồi tắt bếp.

Nấm sò xào sả ớt

Bà con chỉ cần cho món ăn ra dĩa rồi rắc thêm chút tiêu, ngò rí lên trên cho thơm là đã có một món ngon tuyệt vời với nấm sò.

Nấm sò kho đậu hũ trắng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nấm bào ngư: 300 gram.
  • 3 miếng đậu hũ trắng.
  • Hành tím băm.
  • Hành lá, ớt.
  • Nước mắm chay, nước màu, dầu ăn, tiêu.
  • Gia vị thông dụng.

Cách chế biến:

Bước 1: Cắt đậu hũ thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Rửa sạch hành lá rồi cắt nhỏ. Lột vỏ hành tím và tỏi sau đó băm nhuyễn. Ớt cắt lát mỏng.

Bước 3: Nấm ngâm trong nước muối pha loãng rồi rửa lại nước sạch, vớt ra để ráo. Sau đó ướp nấm với muối, bột ngọt, hạt nêm chay, đường, cà phê tiêu, hành tím băm, nước mắm chay, nước màu, trộn đều rồi ướp khoảng 20 phút để nấm thấm gia vị.

Bước 4: Cho chảo lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng thì cho phần hành tím và tỏi băm còn lại vào phi thơm trên lửa vừa.

Bước 5: Tiếp theo cho nấm bào ngư đã ướp vào đảo đều trên lửa nhỏ khoảng 10 phút cho nấm săn lại. Sau đó cho đậu hũ, hành lá, ớt đã cắt và 2 muỗng cà phê tiêu vào đun thêm 1 phút. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Nầm sò kho đậu hũ
Nầm sò kho đậu hũ

Vậy là đã có món nấm sò kho đậu hũ dậy mùi thơm hấp dẫn và có màu vàng bắt mắt từ nước màu. Nấm giòn ngọt tự nhiên hòa với vị nước xốt mặn, cay ăn cùng cơm trắng là bá cháy rồi!!!

Theo dõi series món ngon từ nấm để biết thêm nhiều món ăn ngon nữa nhé!

Những lưu ý khi sử dụng nấm sò

Nấm sò là loại thực phẩm khá thông dụng và dễ chế biến. Tuy nhiên, khi dùng nấm, chúng ta cần lưu ý những điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng nhiều dầu mỡ

Nấm sò có đặc tính hút nước và chất lỏng vì vậy nên hạn chế cho quá nhiều dầu ăn khi xào nấm sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của nấm vào cơ thể.

Điều này có thể khiến bà con bị đầy bụng, khó tiêu và nghiêm trọng hơn là mắc chứng trào ngược dạ dày, lưu ý nhé.

Dùng đồ nhôm để chế biến

Khi chế biến nấm trong nồi hoặc chảo nhôm, các hoạt chất trong nấm sẽ tác dụng với các thành phần trong chảo nhôm, làm nấm bị chuyển sang màu thâm đen.

Điều này làm món ăn không còn đẹp mắt nữa. Chính vì vậy nên khi chế biến, bà con không nên sử dụng những vật dụng làm từ nhôm.

Nấu nấm chín hoàn toàn

Bà con cần chế biến nấm trong khoảng 5-10 phút để nấm chín tuyệt đối, đảm bảo vệ sinh và không gây hại cho cơ thể. Vì nếu như nấm chưa chín hoàn toàn, những chất hoặc vi khuẩn có trong nấm chưa được tiêu diệt sẽ gây ra những tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp

Khi chế biến nấm ở nhiệt độ thấp, nấm sẽ tiết ra nhiều nước làm mất đi hương vị, màu sắc và tính thẩm mỹ của món ăn. Do đó, khi chế biến nấm thành các món ăn, bà con nên nấu chúng ở nhiệt độ cao để làm tăng độ ngon của nấm.

Không dùng nấm chung với đồ mát

Nấm sò bản thân đã có tính mát, vị ngọt, nếu bà con dùng nhiều nấm và kết hợp với các thức ăn có tính hàn trong thời gian dài sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu thậm chí tiêu chảy.

Người có thể trạng yếu, hay bị đầy bụng không nên sử dụng loại nấm sò. Ngoài ra, khi ăn nấm bà con cũng nên hạn chế các đồ uống lạnh như: trà đá, cà phê đá hay các đồ uống giúp hạ nhiệt,… để tránh bị đau bụng.

Giá thành, cách bảo quản nấm sò

Nấm sò là một loại thực phẩm bổ dưỡng lại dễ trồng nên khá là phổ biến trên khắp cả nước. Bởi vậy giá thành loại thực phẩm này trên thị trường không cao như các loại nấm khác.

Hiện nay, nấm đang được bán tại hệ thống siêu thị, các cửa hàng rau củ quả sạch với giá như sau:

  • Nấm sò trắng dao động trong khoảng 40.000 – 60.000 đồng/ 1kg.
  • Nấm sò xám dao động trong khoảng 60.000. – 80.000 đồng/ 1kg.
  • Giá nấm sò tại các chợ đầu mối dao động trong khoảng 30.000 – 50.000 đồng/ 1 kg.

Nếu vào dịp lễ tết thì giá thành của nấm sẽ tăng thêm từ 10.000 – 20.000 đồng/ mỗi loại.

Đối với nấm sò tươi, cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 3 – 5 độ C. Thời hạn sử dụng nấm là từ 5 – 7 ngày tính từ lúc thu hoạch, ngon nhất sau khi thu hoạch ăn luôn là hết xẩy. Sau 7 ngày, nấm sẽ không còn vị ngọt như ban đầu nữa.

Mua nấm sò ở đâu?

Tại TP Hồ Chí Minh, bà con có thể gọi ngay số hotline 0933 14 00 71 để đặt nấm nha. Trại nấm Chín Thạch cam kết sẽ luôn giao cho bà con loại nấm ăn chất lượng nhất, hàng tươi mới hái mỗi ngày luôn.

TRẠI NẤM CHÍN THẠCH

  • Địa chỉ HCM: 101/5 Tổ 102 ấp Tam Đông, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 093 314 00 71
  • Bản đồ chỉ đường : Trại Nấm Chín Thạch

Chúng tôi sẵn sàng đón tiếp và mang đến khách hàng sản phẩm chất lượng nhất. Chân thành cám ơn quý khách!

5/5 - (1 bình chọn)

1 thoughts on “Nấm sò là gì? 4 Lưu ý khi dùng nấm sò mà nhiều người bỏ qua

  1. Pingback: Giá nấm bào ngư trắng mới nhất 2023 – Trại nấm Chín Thạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục